Cách chế biến ướt Robusta

  • Biên tập bởi
  • Foodmap ngày 15/08/2023
  • 4192

Sau khi thu hoạch, cà phê thường được chế biến bằng hai phương pháp đó là: chế biến khô và chế biến ướt. Phương pháp chế biến ướt thường được áp dụng cho những loại cà phê có giá trị kinh tế cao như Arabica. Cà phê Robusta thì thường được chế biến khô. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng phương pháp chế biến ướt cho cà phê Robusta. Vậy cách chế biến ướt cà phê Robusta được thực hiện như thế nào?

che-bien-uot-rubust

Tìm hiểu về cách chế biến ướt cà phê Robusta

Phương pháp chế biến ướt tạo ra sản phẩm cà phê có chất lượng cao hơn do được lên men bằng chính enzim của hạt hoặc sự tham gia của hệ enzim vi sinh vật. Tuy nhiên trong quá trình chế biến ướt, bạn cần phải liên tục theo dõi để tránh việc hình thành những hương vị không mong muốn do lên men quá mức. Nếu bạn muốn chế biến cà phê Robusta theo phương pháp này, hãy cùng tham khảo và thực hiện theo các bước như sau:

► Bước 1 – Phân loại cà phê: Trong quá trình thu hoạch, cà phê sẽ xuất hiện những quả đã khô do quá chín. Vậy nên sau khi thu hoạch, bạn sẽ phân loại để loại bỏ cà phê đã khô và chỉ lấy cà phê còn tươi. Bạn có thể phân loại bằng cách đổ cà phê vào bể nước, những hạt khô và lá rác sẽ nổi lên trên.

► Bước 2 – Loại bỏ vỏ: Chế biến ướt là phương pháp lên men hạt cà phê bằng chính enzim của chúng hoặc enzim từ vi sinh vật có lợi. Tuy nhiên lớp vỏ của cà phê tương đối dày và khó phân hủy nên khi chế biến ướt có thể phát sinh những vị lạ ngoài ý muốn. Vậy nên bạn cần đưa cà phê Robusta qua máy nghiền để tách bỏ vỏ.

► Bước 3 – Tiến hành lên men hạt: Lên men hạt là quá trình loại bỏ chất nhầy. Chất nhầy này thường có trong phần thịt cà phê, tức việc loại bỏ chất nhầy cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ phần thịt hạt cà phê. Tuy nhiên nếu loại bỏ bằng cách chà sát thì sẽ rất mất thời gian đồng thời sẽ làm mất đi nhiều thành phần giúp phân hủy Pectin. Vậy nên bạn cần lên men theo trình tự như sau:

– Đầu tiên cho hạt cà phê vào nước để ngâm với tỉ lệ 1:1.

– Tùy thuộc vào nhiệt độ, nồng độ của các enzim quá trình lên men kéo dài từ 24 – 36 độ.

– Khi hạt không còn nhầy thay vào đó là hơi nhám, bạn sẽ vớt cà phê ra và rửa sạch lại một lần với nước.

► Bước 4: Làm khô hạt cà phê sao cho độ ẩm trong hạt đạt từ 12 – 13%.

cach-che-bien-rubust-1

Trên đây là cách chế biến ướt cà phê Robusta mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nếu còn những vấn đề thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn thêm thông tin về cách chế biến cũng như rang xay cà phê Robusta, bạn hãy liên hệ với công ty rang xay cà phê chuyên nghiệp R&A để được phục vụ nhanh chóng. Xin cảm ơn!