Danh mục sản phẩm
Cách rửa cua Cà Mau tươi sống như thế nào để sạch cả trong lẫn ngoài mà vẫn giữ được chất lượng cua, đây là băn khoăn của nhiều người. Ở bài viết này, Foodmap sẽ hướng dẫn bạn cách rửa cua để chế biến lẩu riêu cua, hấp cua. Tìm hiểu ngay.
Sau khi mua cua, nhiều người thường có thói quen thả cua vào nước để cua được tươi lâu. Tuy nhiên, trên thực tế, làm điều này trong điều kiện Sài Gòn sau một chuyến vận chuyển dài sẽ khiến cua bị nóng quá và chết.
Thay vào đó, bạn nên đặt cua vào tủ lạnh hoặc trên đá lạnh. Điều này sẽ làm cua cứng lại do lạnh, khiến chúng dễ chế biến hơn.
Đầu tiên, đừng vội cắt sợi dây buộc vào cơ thể cua, hãy dùng dao nhọn chọc thẳng vào phần lõm dưới bụng cua cho đến khi chân và càng cua thẳng.
Bây giờ bạn có thể tháo dây ra và chà kỹ cho cua. Dùng bàn chải chà cua dưới vòi nước chảy. Nhớ chú ý đến nơi có nhiều rong bám nhất trên thân cua là hai bên hông nên chà kỹ vùng này.
Trước khi chế biến cua thành món ăn yêu thích, hãy nhớ tách yếm cua ra khỏi phần lông bên trong yếm và bỏ đi trước. Nếu hấp hoặc luộc hãy để nguyên con.
>> Mua ngay: Cua Cà Mau chính gốc Năm Căn
Khi đã rửa và sơ chế cua như cách phía trên, đảm bảo khi hấp cua sẽ ngon và không bị rụng càng.
Đầu tiên hãy xếp cua vào dĩa sâu, rắc một ít hành tây, xả, hành, ớt,…
Cho nước nào nồi rồi đun sôi, sau đó hãy để cua vào nồi hấp trong vùng 15-17 phút tuỳ theo size cua.
Khi bắt đầu chuyển chín vỏ cua sẽ chuyển sang màu cam đẹp mắt. Chỉ cần bạn xếp ra dĩa, ăn cùng nước chấm yêu thích.
Khi chọn mua combo cua của FoodMap bạn sẽ được gửi tặng thêm 2 chai xốt chấm và xốt me, bạn không cần tốn thời gian để pha nước chấm mà có thể thưởng thức nhanh chóng.
>> Cua Cà Mau bảo quản như thế nào?
Với câu hỏi này chúng tôi đã giải đáp phía trên. Tuỳ theo size cua mà sẽ có thời gian hấp thích hợp từ 15 đến 17 phút kể từ khi nước sôi lên và cho cua vào.
Lưu ý phải đợi nước sôi lên rồi mới cho cua vào nhé, với cách hấp này cua của bạn sẽ giữ được vị ngọt tự nhiên, chắc thịt và không bị rụng càng.
Để chọn được con cua ngon, bạn nên chú ý đến những đặc điểm sau:
Đặt cua ở nơi râm mát, rưới nước lên cua.
Lật bụng cua lại rồi dùng dao sắc đâm thẳng vào phần lõm của bụng cho đến khi chân và càng cua căng ra. Bỏ mai cua, bỏ dây buộc rồi rửa sạch nhiều lần với nước.
Nếu dùng ngay trong ngày, bạn có thể cho cua vào hộp đựng thức ăn và bảo quản trong tủ lạnh (khoảng 0 – 4 độ C). Nếu chưa sử dụng ngay, bạn hãy cho cua vào túi hút chân không và bảo quản trong tủ lạnh. Cách này sẽ giữ cua tươi được từ 2 đến 3 ngày.
Cua hấp nên bảo quản trong túi hút chân không và cho vào ngăn đá tủ lạnh
Cho cua vào túi hút chân không hoặc túi đựng thực phẩm chuyên dụng.
Bảo quản cua đã nấu chín trong tủ đông và sử dụng trong vòng 2 đến 5 ngày.
Giá trị dinh dưỡng cực cao chính là một trong những điều khiến cua biển luôn đứng đầu trong các loài hải sản được ưa chuộng nhất. Mỗi 100 g cua cung cấp khoảng 85-90 kcal, chứa nhiều chất dinh dưỡng như khoáng chất, protein, lipid, canxi, phốt pho, sắt, kali, magie, vitamin B1, B2… Đặc biệt, cua biển còn vô cùng phong phú. nguồn axit béo Omega 3!
Với rất nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời, cua biển thực sự là một loại thực phẩm vô cùng có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn cua:
Có lợi cho sức khỏe tim mạch: Hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào trong thịt cua giúp cân bằng lượng cholesterol trong máu, giảm đông máu và hỗ trợ tác dụng chống viêm. Từ đó, giúp hạ huyết áp, giảm căng thẳng cho tim và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Phòng chống thiếu máu: Vitamin B12 và axit folic có trong cua giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, thịt cua còn chứa nhiều đồng, có tác dụng tăng cường hấp thu sắt, thúc đẩy sản sinh hồng cầu và tuần hoàn máu. Lượng sắt trong cua cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và lưu thông máu.
Trên đây là cách rửa cua Cà Mau sạch chuẩn nội trợ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu mua cua Cà Mau tươi sống chính gốc, hãy liên hệ với Foodmap để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng nhé.