Danh mục sản phẩm
Cua Cà Mau làm gì ngon cho bữa cơm gia đình thêm trọn vị là thắc mắc của nhiều người. Trong bài viết này, FoodMap sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến các món ăn từ loại cua thịt, cua gạch như hấp, luộc, rang me,…Đọc ngay nhé!
Luộc và hấp là hai phương pháp chế biến thịt cua đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Đối với hấp cua, việc giữ thời gian nấu đúng sẽ giúp cua chín vừa, giòn vị và đậm đà.
Bước 1: Sơ chế Cua
Đầu tiên, đâm nhẹ vào phần đầu tam giác của yếm cua bằng đầu mũi dao để cua không kẹp phải và chân càng không bị rơi ra. Sau đó, vệ sinh sạch bùn đất và có thể dùng nước muối để loại bỏ mùi tanh.
Bước 2: Chuẩn bị nồi hấp
Cho gừng đập dập, sả và ớt vào nồi. Sau đó, đặt cua đã sơ chế lên xửng hấp. Có thể thêm vài lát gừng lên cua để tăng hương vị.
Bước 3: Hấp cua Cà Mau
Thời gian hấp cua bao nhiêu phút phụ thuộc vào loại bếp sử dụng. Đối với bếp điện, từ 15 – 20 phút là thời gian tốt nhất để cua chín và thơm ngon. Còn với bếp gas, 10 – 15 phút là đủ để cua hấp bia của bạn trở nên hấp dẫn và giòn vị.
Trong cua chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, vừa bổ dưỡng lại có thể chế biến ra được vô vàn món ăn hấp dẫn. Trong vô vàn các món ăn đó, cua hấp hẳn là món ăn thông dụng nhất vì dễ chế biến và vẫn giữ được độ ngọt dai tự nhiên của thịt cua.
Thời gian hấp cua Cà Mau phụ thuộc vào loại bếp sử dụng và kích thước của cua. Tuy nhiên, để cua chín vừa, thơm ngon và giữ độ giòn vị, thời gian hấp cua thường nằm trong khoảng từ 10 đến 20 phút.
Nếu sử dụng bếp điện, thời gian hấp cua thường từ 15 đến 20 phút là đủ. Còn nếu bạn dùng bếp gas, thời gian hấp cua có thể giảm xuống từ 10 đến 15 phút.
Ngoài ra nếu bạn hấp Cua với bia thì hãy cho 1 ít hạt nêm cho vừa ăn, rót ít bia vào rồi đặt cua vào nồi hấp khoảng 15 đến 20 phút là được. Nên ăn cua khi cua còn nóng. Cua hấp bia có thể ăn kèm với rau răm và chấm muối ớt đỏ.
Để đảm bảo cua chín đều và không quá chín hoặc quá sống, nên kiểm tra cua thường xuyên trong quá trình hấp. Khi thịt cua có màu cam, đục và thơm phức, bạn đã có món cua hấp hoàn hảo để thưởng thức.
Nhớ rằng, thời gian hấp cua cũng có thể thay đổi tùy theo cỡ và loại cua, vì vậy hãy điều chỉnh thời gian phù hợp để đảm bảo món ăn thật ngon và hấp dẫn.
Cua rang muối là món ăn thơm ngon và quen thuộc của nhiều người. Tuy cách chế biến có hơi phức tạp nhưng khi thưởng thức sẽ cảm thấy vị giác được kích thích hết cỡ, chiều lòng mọi thực khách.
Cua có vị mặn đặc trưng của muối, thịt cua thấm gia vị nhưng không bị khô, ăn đến đâu thịt cua dai ngọt đến đó. Món cua rang muối thường được chấm kèm với muối tiêu chanh.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
1. Rửa sạch cua, chải bỏ các lông trên vỏ cua, để ráo nước.
2. Bóc vỏ tỏi, cắt lát hành tím, ớt cắt nhỏ.
3. Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng.
4. Cho tỏi, hành tím và ớt vào phi thơm.
5. Cho cua vào chảo, đảo đều.
6. Cho muối, đường và tương vào chảo, đảo đều.
7. Rang cua đến khi vàng giòn, tắt bếp.
Cua rang me là món ăn được yêu thích của nhiều người bởi vị chua chua của me, xen lẫn là vị cay cay của ớt và vị thơm nồng của tỏi. Các hương vị thơm ngon thấm vào từng thớ thịt cua Cà Mau khiến ai ăn qua điều tấm tắc khen ngon.
Cua rang me được chế biến khác cầu kỳ trong các khâu như sơ chế, chiên cua, pha nước sốt, xào cua với nước sốt. Cuối cùng cho ra thành phẩm và đĩa cua rang me với màu sắc hấp dẫn đỏ rực của cua Cà Mau, áo đều bên ngoài là phần nước sốt me óng ánh, kích thích từ thị giác đến vị giác.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
1. Rửa sạch cua, chải bỏ các lông trên vỏ cua, để ráo nước.
2. Bóc vỏ tỏi, cắt lát hành tím, ớt cắt nhỏ.
3. Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng.
4. Cho tỏi, hành tím và ớt vào phi thơm.
5. Cho cua vào chảo, đảo đều.
6. Cho mắm me và đường vào chảo, đảo đều.
7. Rang cua đến khi vàng giòn, tắt bếp.
Mỡ hành và loại sốt yêu thích của người Việt Nam, được kết hợp trong nhiều món ăn để tăng hương vị của các món ăn
Sự kết hợp giữa cua Cà Mau với mỡ hành cho ra món cua sốt mỡ hành thơm ngon lạ miệng. Vị cua biển hoà cùng vị béo từ mỡ và hương thơm từ hành tăng độ ngon của thịt cua và kích thích vị giác của thực khách.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
1.Rửa sạch cua, chải bỏ các lông trên vỏ cua, để ráo nước.
2. Bóc vỏ hành tím, hành trắng, cắt nhỏ.
3. Cho mỡ heo vào chảo, đun nóng.
4. Cho hành tím, hành trắng vào phi thơm.
5. Cho cua vào chảo, đảo đều.
6. Cho đường, tương vào chảo, đảo đều.
7. Rang cua đến khi thấm đều sốt, tắt bếp.
Bánh canh cua Cà Mau hấp dẫn với vị béo về sền sệt của nước dừa là món ăn quen thuộc của người dân Cà Mau và trở thành món đặc sản nổi tiếng cua Cà Mau. Bánh canh cua có màu sắc vô cùng hấp dẫn, kết hợp giữa màu đỏ au của thịt cua cùng sợi bánh canh trắng muốt nấp sau phần nước dùng màu cam cam điểm xuyến thêm vào 1 ít màu xanh của hành lá.
Bánh canh cua Cà Mau, khi ăn sợi bánh canh sẽ cảm nhận được mùi thơm của bột gạo, kèm bị nước dùng béo béo, thịt cua thì vô cùng nhiều và chắc thịt sẽ khiến thực khách khó mà kiềm lòng trước tô bánh canh nóng hổi.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
1. Thái nhỏ thịt cua, hành tím, hành trắng, cà rốt.
2. Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng, cho hành khô vào phi thơm.
3. Cho thịt cua vào chảo, đảo đều.
4. Cho cà rốt vào chảo, đảo đều.
5. Cho nước vào chảo, đun sôi.
6. Cho bánh canh vào chảo, đun sôi.
7. Đánh trứng gà, cho vào chảo, khuấy đều.
8. Thêm muối, tiêu vào chảo, đảo đều.
9. Cho ngò vào chảo, tắt bếp.
Chả mai cua được chế biến khá công phu, thể hiện được tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Đầu tiên người ta chọn cua ngon, nhiều thịt, luộc tách lấy thịt cua. Trộn thịt cua vừa tách với các nguyên liệu như thịt, mực, tôm, bún tàu, nấm mèo,… đã xắc và giã nhuyễn, nêm thêm 1 trí gia vị vừa ăn là đã có phần chả cua hấp dẫn dẫn và đầy đủ nguyên liệu.
Chả cua có thể dồn ngược vào mai cua để hấp, vừa ngon lại vừa đẹp mắt. Hoặc có thể chiên lên ăn với tương ớt vừa giòn vừa ngon.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
1. Thái nhỏ thịt heo, hành tím, hành trắng.
2. Băm cua, nấm hương.
3. Trộn thịt heo, cua, nấm hương, hành tím, hành trắng, trứng gà, hành khô, tiêu, muối với nhau.
4. Đem trộn với nhau đến khi nhân đều.
5. Xay nhân qua máy xay thịt.
6. Làm hình bánh chả, chiên qua dầu nóng đến khi vàng giòn.
Cà ri cua là món ngon được chế biến từ cua Cà Mau. Mùi thơm đặc trưng của của cà ri kết hợp với thịt cua Cà Mau cho ra hương vị tuyệt vời, vị ngọt béo từ nước cốt dừa, vị thơm từ cà ri cùng vị ngọt từ thịt cua sẽ khiến thực khách nhớ mãi không quên.
Cà ri cua có hương vị thơm ngon nhưng lại được chế biến khá đơn giản. người đầu bếp đầu tiên phải chọn được con cua Cà Mau thật tươi và chắc thịt, cua phải ngon thì món này mới ngon được. Sau đó là chuẩn bị các nguyên liệu nấu kèm như: bột cà ri, nước cốt dừa, dừa nạo, khoai tây,… thêm các loại gia vị làm dậy mùi như hành lá, tỏi băm, tiêu xay.
Đầu tiên là phi hành tỏi, cho bột cà ri sau đó là cua vào. Xào một tí cho điều rồi thêm nước súp vào rồi tiếp đến là các nguyên liệu như hành tây, khoai tây,..
Cà ri cua có thể được ăn kèm bún hoặc bánh mì, mùi thơm đầy hấp dẫn của món ăn cùng màu sắc hấp dẫn không thể chối từ.
1. Rửa sạch cua, chải bỏ các lông trên vỏ cua, để ráo nước.
2. Bóc vỏ hành tím, hành trắng, cà rốt, cắt nhỏ.
3. Cà chua cắt nhỏ, ớt chuông cắt sợi.
4. Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng.
5. Cho hành khô vào phi thơm.
6. Cho hành tím, hành trắng vào phi thơm.
7. Cho cà rốt vào chảo, đảo đều.
8. Cho cua vào chảo, đảo đều.
9. Cho cà chua và ớt chuông vào chảo, đảo đều.
10.Cho nước dừa vào chảo, đun sôi.
11.Thêm bột cà ri, muối, tiêu vào chảo, đảo đều.
12.Tắt bếp khi cua chín.
Rau càng cua là một loại rau trời quen thuộc của nhiều người dân miền Tây, mọc hoang ở ngoài vườn, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Rau càng cua kết hợp với thịt cua nhiều canxi trở thành một món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng.
Để thực hiện món này, đầu tiên là cần luộc và lọc lấy thịt cua, gạch cua để ra dĩa. Sau đó bắt chảo nóng lên xàothịt cua với tí gia vị. Về phần rau càng cua, chúng ta rửa sạch, để ráo chuẩn bị trộn gỏi.
Phần nước trộn gỏi, chúng ta cần có giấm, đường và nêm thêm gia vị cho vừa ăn. Tiến hành trộn gỏi với rau càng cua, thịt cua đã xạo, cùng phần nước sốt trộn gỏi đã chuẩn bị.
Khi thưởng thức món rau càng cua trộn thịt cua, thực khách sẽ cảm nhận được độ giòn của rau càng cua, vị ngọt của cua hòa quyện vào nhau tạo nên món ăn hấp dẫn không lẫn vào đâu được.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
1. Rửa sạch cua, chải bỏ các lông trên vỏ cua, để ráo nước.
2. Bóc vỏ cà rốt, cắt sợi.
3. Rau răm, rau ngổ, rau càng cua rửa sạch, cắt nhỏ.
4. Hành tím cắt nhỏ, ớt cắt sợi.
5. Cho cua vào tô, trộn đều với cà rốt, rau răm, rau ngổ, rau càng cua, hành tím, ớt.
6. Cho nước chanh, đường, muối vào tô, trộn đều.
7. Cho dầu ăn vào tô, trộn đều.
8. Trang trí các loại rau và hành tím ở phía trên món ăn.
Lẩu cua Cà Mau có vị nước dùng thanh, cay nhè nhẹ và đậm đà vị cua, ăn kèm các loại rau và bún rất hút khách.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
1. Rửa sạch cua, chải bỏ các lông trên vỏ cua, để ráo nước.
2. Bóc vỏ bí đỏ, cà rốt, cắt sợi.
3. Rau ngải cứu, rau ngổ, rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ.
4. Hành tím cắt nhỏ, ớt chuông cắt sợi.
5. Gừng, tỏi băm nhỏ.
6. Cho nước vào nồi, đun sôi.
7. Cho hành tím, gừng, tỏi vào nồi, đảo đều.
8. Cho cua vào nồi, đun sôi.
9. Cho hải sản khác vào nồi (nếu có).
10. Cho bí đỏ, cà rốt vào nồi, đun sôi.
11. Cho nước tương, nước mắm, đường, muối vào nồi, đảo đều.
12. Cho rau ngải cứu, rau ngổ, rau mùi, ớt chuông vào nồi, đảo đều.
13. Tắt bếp khi rau chín.
Samba (hay Sambal) là một loại sốt có nguồn gốc từ Malaysia và rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Món cua sốt sambal là sự kết hợp hài hoài giữa ẩm thực nước ngoài và Việt Nam cho ra món ăn với hương vị vừa lạ vừa quen rất đáng để thử qua một lần.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
1. Rửa sạch cua, chải bỏ các lông trên vỏ cua, để ráo nước.
2. Bóc vỏ hành tím, hành trắng, cà chua, cắt nhỏ.
3. Ớt chuông cắt sợi.
4. Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng.
5. Cho hành tím, hành trắng vào phi thơm.
6. Cho cua vào chảo, đảo đều.
7. Cho cà chua và ớt chuông vào chảo, đảo đều.
8. Thêm đường, muối, tiêu vào chảo, đảo đều.
9. Tắt bếp khi cua chín và sốt sánh lại.
Cua nhồi thịt là một món ăn được làm từ cua tươi, thịt băm nhuyễn và nhiều loại gia vị khác nhau như hành tây, tỏi, ớt, tiêu, bột năng, trứng, nấm… Cua sau khi tách bỏ vỏ và chiên sơ được nhồi đầy nhân thịt và hấp chín hoặc nướng trên lò than đến khi mà nhân bên trong chín vàng, giòn rụm. Món ăn này thường được dùng như món khai vị trong các bữa tiệc và những dịp đặc biệt.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
1.Rửa sạch cua, chải bỏ các lông trên vỏ cua, để ráo nước.
2. Bóc vỏ hành tím, hành trắng, cà chua, cắt nhỏ.
3. Cho thịt heo xay nhuyễn vào tô, trộn đều với hành tím, hành trắng, trứng gà, hành khô, tiêu, muối.
4. Nhồi nhân vào trong cua.
5. Cho cua nhồi thịt vào nồi luộc, đun khoảng 10 phút.
6. Cho cà chua vào nồi, đun thêm 5 phút.
7. Tắt bếp khi cua chín.
Cua chiên giòn là một món ăn được làm từ cua tươi đã được tách vỏ và chiên trong dầu nóng đến khi chúng có màu vàng giòn rụm bên ngoài. Món ăn này thường được dùng như món ăn nhẹ, ăn kèm với nước sốt tùy thích hoặc với các món khác như cơm, mì, hoặc salad. Cua chiên giòn có vị giòn tan, thơm ngon và hấp dẫn, là món ăn được nhiều người ưa thích và thường xuất hiện trong các nhà hàng, quán ăn và quán bar.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
1. Rửa sạch cua, chải bỏ các lông trên vỏ cua, để ráo nước.
2. Cho trứng gà vào tô, đánh tan.
3. Cho bột chiên giòn, breadcrumbs, tiêu, muối vào tô, trộn đều.
4. Cho cua vào tô, lăn đều trong hỗn hợp.
5. Cho cua vào chảo, chiên đến khi vàng giòn.
6. Vớt cua ra khỏi chảo, để ráo dầu thừa.
7. Dọn ra dĩa, thưởng thức cùng nước sốt ưa thích.
Chả giò cua là món ăn độc đáo và có hương vị vô cùng thơm ngon. Khi ăn chả giò cua bạn sẽ cảm nhận được vị giòn của lớn bánh tráng bên ngoài cùng vị bùi của khoai và vị ngọt của thịt cua.
Món này được chế biến khá giống với món chả giò thông thường nhưng có thêm thịt cua được luộc và xe nhỏ ra.
Chả giò cua chiên giòn rụm lớp vỏ ngoài, bên trong nhân hơi bị ngon với thịt cua Cà Mau trộn với thịt, nhai sật sật, thêm rau củ và thêm sốt mayonnaise và tương ớt có vị cay và béo là một sự kết hợp hài hòa, cân xứng. Món ăn dễ ăn,thích hợp dành cho mọi lứa tuổi, ngon – bổ đem lại hương vị mới cho món chả giò của Việt Nam.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
1. Cua tách vỏ, bóc ra thịt và băm nhuyễn.
2. Nấm mèo cắt nhỏ, hành tím, hành trắng, cà rốt băm nhỏ hoặc xay.
3. Trộn đều thịt cua, bún tàu, rau củ đã xay, trứng gà, muối, tiêu, đường và hạt nêm.
4. Cho chả giò cua vào nồi dầu sôi và chiên đến khi chả giò có màu vàng và giòn rụm.
5. Cho chả giò ra đĩa giấy thấm dầu để ráo dầu thừa.
Một món ăn với cái tên sang chảnh, của hoàng kim là cua Cà Mau kết hợp với sốt trứng muối. Vị mặn và béo thơm của sốt trứng muối kết hợp với con cua tươi rồi sẽ mang tới một trải nghiệm vị giác thật thú vị cho thực khách.
Nguyên liệu:
1 kg cua tươi
100g bột năng
1 trứng gà
1 muỗng canh nước mắm
1/2 muỗng cà phê tiêu
1 muỗng canh dầu ăn
1/2 muỗng cà phê hành tím băm nhỏ
1/2 muỗng cà phê bột ngọt
Hành lá, rau thơm, ớt tươi (tùy thích)
Cách chế biến:
1. Tách cua ra khỏi vỏ, lấy thịt cua ra và băm nhuyễn.
2. Trộn thịt cua với bột năng, trứng gà, nước mắm, tiêu, bột ngọt, hành tím băm nhỏ và dầu ăn.
3. Để hỗn hợp thịt cua nghỉ khoảng 10 phút để gia vị thấm đều.
4. Cho hỗn hợp thịt cua vào nồi chiên với dầu ăn đến khi chúng có màu vàng kim, giòn rụm.
5. Cho cua vàng kim ra đĩa và trang trí với hành lá, rau thơm và ớt tươi.
Chắc đến đây bạn đã có câu trả lời cho việc cua Cà Mau làm gì ngon rồi đúng không. Nếu bạn đang tìm chỗ mua cua Cà Mau chính gốc mà không biết cách chọn cua Cà Mau ngon hãy liên hệ với FoodMap ngay để được tư vấn và hỗ trợ nhé.